Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
HomeChưa phân loạiĐể Thành Công Không Nhất Thiết Phải Học Đại Học

Để Thành Công Không Nhất Thiết Phải Học Đại Học

Dể thành công không nhất thiết phải học đại học là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ . Hãy cùng tham khảo bài viết này để đưa ra nhận định của bạn.

Nhiều người không vào đại học nhưng vẫn thành công trên con đường nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình.

Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công.

Vượt qua “rào cản” và quan niệm cho rằng, đại học mới là con đường thành công đúng đắn nhất, nhiều người đã khẳng định được bản thân bằng con đường học nghề. Họ thành công trên con đường sự nghiệp khi tuổi đời còn rất trẻ.

Đa số những gì chúng ta học trên ghế nhà trường là những kiến thức hàn lâm, sách vở, có thứ có ích nhưng có thứ thì không áp dụng được vào thực tế nếu chúng ta không đi ra bên ngoài và trải nghiệm cuộc sống. Cuộc sống không có sách vở thì không thể được nhưng sách vở chỉ là những con chữ, con số vô nghĩa nếu chúng ta chỉ học mà không làm. Muốn thành công có nhiều cách hơn chúng ta tưởng. Vậy thế nào là thành công? Thành công không phải là cực kì giàu có, thành công không chỉ như vậy và cũng không nhất thiết phải như vậy. Thành công là khi chúng ta làm những thứ bằng sức lao động và trí óc của mình để đạt được mong muốn. Như vậy là thành công.

Tại sao lại đặt nặng tư tưởng vào một tấm bằng Đại học? Nó chỉ như một giấy chứng nhận về khả năng tiếp thu kiến thức nghề nghiệp để áp dụng trong tương lai. Các công ty có thể cần hoặc không cần một nhân viên có bằng Đại học, nhưng nó vẫn là một công cụ đắc lực của chúng ta. Không vì thế thì làm sao nhiều người phải kỳ công đi học như vậy được. Nhưng có những người không cần tấm bằng Đại học, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 hoặc thậm chí cấp 2, họ tin tưởng vào lý tưởng của mình và đi theo con đường riêng của họ. Họ lao đầu vào kinh doanh, thất bại liên tục nhưng không hề nản chí, có thể hàng chục năm sau họ mới có thể đạt thành công nhưng dù sao thì cuối cùng họ vẫn thành công.

Như Bill Gates – nhà sáng lập tập đoàn phần mềm máy tính lớn nhất thế giới Microsoft hay Mark Zerkebergge – nhà sáng lập mạng xã hội nổi tiếng Facebook, rồi Einstein – vị bác học vĩ đại nhất thế giới cũng từng bị đuổi ra khỏi trường Đại học. Điển hình, ở Việt Nam có ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng từng trượt Đại học. Ông nhận ra rằng, có nhiều con đường để dẫn đến thành công. “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”.

Không có bằng Đại học, có thể họ rất khổ cực để thành công. Nhưng đó là lựa chọn của họ và họ yêu công việc của họ. Có thể kể đến những nông dân làm giàu từ sự cần cù và tinh thần ham học hỏi, có thể họ không có kiến thức hàn lâm nhưng kiến thức thực tế mà họ trải nghiệm còn quý giá gấp nhiều lần.

>> Tin liên quan : Công nghệ sinh học ra trường làm gì ?

Hãy xác định đam mê khi không học đại học

Luôn khẳng định đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng rất nhiều học sinh quan niệm rằng đây là con đường tốt nhất dẫn đến tương lai ổn định. Có nhiều sĩ tử và gia đình đặt hy vọng rất lớn và cánh cửa này. Có những bạn vạch được lộ trình cho bản thân, có bạn chỉ bước đi một cách dò dẫm theo xu hướng, trào lưu hoặc làm theo mong muốn của gia đình. Vì thế, dù đỗ hay trượt ĐH, khả năng thành công của các bạn vẫn rất thấp.

Có 3 yếu tố các bạn cần xác định để có một công việc phù hợp và mang lại thành công cho bản thân. Thứ nhất là niềm đam mê, sở thích của mình. Đây là yếu tốt quan trọng nhất quyết định thành công của mỗi người. Khi học tập và làm việc theo đúng đam mê, sở thích, các em bạn có khả năng tiến xa hơn. Thứ hai là sở trường của bản thân. Được làm việc theo đúng sở trường bao giờ cũng mang lại thuận lợi cho mỗi người. Thứ ba là nhu cầu nhân lực của xã hội. Xác định được điều này sẽ giúp các bạn trẻ tìm được công việc phù hợp và có thể phát triển được khả năng bản thân trong công việc sau này.

Qua những câu chuyện trên đã cho thấy, vào đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, mà quan trọng với mỗi người phải định hướng nghề nghiệp và sự nỗ lực của bản thân với nghề mình đã chọn. Nhiều người sau khi thi trượt đại học đã nhìn nhận lại học lực của bản thân và không lãng phí thời gian tìm đến học nghề ở các trường cao đẳng, trung cấp.

Vào đại học không phải là con đường thành công ngay mà kể cả cao đẳng, trung cấp vẫn thành công khi mà các bạn có sự nỗ lực kiên trì, lắng nghe học hỏi.Chỉ cần quyết tâm, suy nghĩ tích cực và dám theo đuổi đam mê, chắc chắn thành công sẽ theo đuổi bạn. Trượt đại học chỉ là “thành công bị trì hoãn” và là cơ hội để bạn thành công theo cách của riêng mình.

Có thể bạn quan tâm : Hồ sơ nhập học đại học gồm những gì ?

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

HOT NHẤT 24 GIỜ QUA