Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
HomeNghề NghiệpSales/ Marketing/ Guest RelationMarketing 7P Là Gì? Ứng Dụng 7P Trong Marketing Dịch Vụ Khách...

Marketing 7P Là Gì? Ứng Dụng 7P Trong Marketing Dịch Vụ Khách Sạn

Marketing 7P được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tổ chức cũng như khách sạn. Nhưng Marketing 7P là gì? Ứng dụng 7P trong Marketing dịch vụ khách sạn ra sao là nội dung Hotelcareers muốn chia sẻ với các bạn.

Marketing 7P là gì?
Marketing 7P là gì?

Marketing 7P Là Gì?

Marketing 7P là sử dụng 7 yêu tố Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình).

Năm 1960, E. Jerome McCarthy một nhà tiếp thị lừng danh đưa ra khái niệm 4P (Product – Sản phẩm, Price – Giá cả, Place – Địa điểm, Promotion – Quảng bá) để giải thích về Marketing mix. Thuật ngữ 4P được phổ biến rộng rãi trong sách giáo khoa về marketing và thực tế đời sống, sau đó được mở rộng thành khái niệm Marketing 7P.

3 cấp độ của mô hình 7P
3 cấp độ của mô hình 7P

Tại Sao Phải Là Marketing 7P

Vào cuối thế kỷ 20, các mô hình kinh doanh bắt đầu dịch chuyển từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường, tập trung vào yếu tố chính là khách hàng. Và lúc này Marketing không đơn thuần chỉ là lý thuyết, nó đã trở thành một môn khoa học có tính ứng dụng cao.

Các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng Marketing đều gặt hái thành công và phát triển bền vững. Nó hoàn toàn khác với sự thành công của doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp dựa vào nguồn tài nguyên, đối tượng nằm ngoài nghiên cứu của Marketing.

Quá trình này được đối chiếu về lý thuyết từ nhận thức của quản trị doanh nghiệp từ mô hình “5 thế lực” của Michael Porter lấy doanh nghiệp làm chủ thể, sang mô hình “4P” lấy “khách hàng” làm trọng tâm mà Philip Kotler đã đúc kết. Các phép toán vĩ mô càng ngày càng trở nên rắc rối và khó hiểu theo sự tăng trưởng mức độ phức tạp của nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó là sự chuyển đổi trong nghiên cứu tâm lý từ quan điểm tâm sinh lý cá nhân (Pavlov và Sigmund Freud) sang Tâm lý Nhân văn mang tính cộng đồng của Abraham Maslow.

Sự hiểu biết của chúng ta về con người dưới góc độ tâm lý và nhu cầu dù vẫn còn nhiều bí ẩn nhưng rất nhiều quy tắc ứng xử mang tính cộng đồng đã được ghi nhận dưới sự phân tích thống kê. Tuy nhiên, tương lai là một bí ẩn lớn nhất mà càng ngày nhà doanh nghiệp càng không thể chủ quan. Cả Michael Porter và các học giả Marketing ngày nay đều có chung quan điểm rằng chiến lược đúng là đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn bí ẩn của con người.

Có ít người thừa nhận Marketing ở cấp độ triết học. Họ cho rằng Marketing là những trò rẻ tiền, dụ dỗ con người làm những việc mà người ta không mong muốn. Chúng tôi muốn cảnh báo với cộng đồng rằng Marketing là một ngành học thuật đã được nâng tầm triết lý, trong đó Brand Marketing là một đỉnh cao. Bản thân Marketing không tự xác lập sứ mệnh cho mình mà Con người là động lực hình thành sứ mệnh của khoa học tiếp thị (hiểu theo nghĩa rộng).

Ngày nay lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng Marketing, miễn là nó xác lập sứ mệnh phục vụ con người và vì sự phát triển của loài người. Marketing giúp hình thành Sản phẩm hay cách thức để thỏa mãn Nhu cầu của Con người; không những thế Marketing giúp con người nhận ra những khát vọng (Nhu cầu chưa được thỏa mãn) để thúc đẩy họ vươn lên. Marketing giúp con người nhận rõ bản thân mình với những người xung quanh, giữa sản phẩm (lợi ích, giá trị) này với sản phẩm (lợi ích, giá trị) khác.

  Tại sao khách hàng không đăng bài viết đánh giá khách sạn

Bởi vậy quý vị hẳn sẽ không ngạc nhiên khi Al Ries (học giả nghiên cứu Marketing nổi tiếng Mỹ, thế hệ tiếp nối Philip Kotler) so sánh sự tiến bộ của Brand & Marketing song hành với thuyết tiến hóa của Darwin trong nhận thức của con người về thế giới vật chất, mối quan hệ trao đổi giữa các cá thể trong cộng đồng và việc xác lập vị thế cá nhân trong cộng đồng.

Ứng Dụng 7P Trong Marketing Dịch Vụ Khách Sạn

  1. Sản phẩm dịch vụ của khách sạn (Product)

Sản phẩm chính của khách sạn là dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, SPA, giải trí,… hướng tới phục vụ khách du lịch, khách công tác.

Vòng đời sản phẩm
Vòng đời sản phẩm

Sản phẩm của khách sạn cho dù là hữu hình hay vô hình đều trải qua 4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm.

  1. Giai đoạn giới thiệu (Introduction)
  2. Giai đoạn tăng trưởng (Growth)
  3. Giai đoạn trưởng thành (Maturity)
  4. Giai đoạn thoái trào (Decline)

Điều cần ghi nhớ ở đây là ở các giai đoạn 1, 2, 3 công việc kinh doanh của bạn rất tốt, tăng trưởng đều đặn. Nhưng bước sang giai đoạn 4, bạn cần phải cải tạo lại phòng ốc, nâng cấp dịch vụ để kéo dài vòng đời sản phẩm.

Những người làm Marketing khách sạn cần hiểu rõ về Product mix (Cơ cấu sản phẩm) của khách sạn. Cung cấp cho khách hàng hàng loạt các lựa chọn tương đương để thu hút khách trong chiến lược phân khúc thị trường. Để sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ phù hợp bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Du khách muốn gì từ dịch vụ của khách sạn?
  • Bạn đã đáp ứng được gì cho khách?
  • Khía cạnh nào đang thừa trong dịch vụ của bạn?
  • Khía cạnh nào còn thiếu trong dịch vụ của bạn?
  • Dịch vụ của bạn khác với các dịch vụ của đối thủ như thế nào?
  • Vẻ ngoài của sản phẩm dịch vụ có bắt mắt không?
  • …………
Giá sản phẩm
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

HOT NHẤT 24 GIỜ QUA