Để chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ lần gặp đầu tiên thì bạn cần phải có những kỹ năng phỏng vấn gây được ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng. Hãy cũng điểm qua những kỹ năng đó nha.
Sau khi học ra trường, đa số sinh viên thường khó xin được việc do những kiến thức của các bạn không chuyên sâu vào chuyên ngành cũng chưa đủ để cạnh tranh trên thị trường lao động và tạo ấn tượng tích cực trong vòng phỏng vấn.
Trao đổi với ông Jonah Levey – Giám đốc điều hành và sáng lập viên Navigos Group thì các nhà nhân sự mong muốn nhiều hơn ở ứng cử viên. Tư duy phê phán và phân tích; sáng tạo và đổi mới; giao tiếp và tạo ảnh hưởng là 3 kỹ năng sinh viên cần có để chinh phục họ.
Kỹ năng tư duy phê phán và phân tích
Kỹ năng đầu tiên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là tư duy phê phán và phân tích. Nó là kỹ năng được các công ty đa quốc gia đánh giá cao nhất. Sinh viên tốt nghiệp cần phải trang bị khả năng phân tích và giải quyết vấn đề. Khi gặp một bài toán khó, điều đầu tiên là tích cực mổ xẻ sự việc, không thỏa hiệp và đỗ lỗi cho ngoại cảnh, mà chủ động tìm hướng đi mới.
>>Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi phỏng vấn
Luôn Sáng tạo và đổi mới
Một doanh nghiệp sẽ không tuyển dụng những nhân sự chây ì, lười suy nghĩ, thiếu năng động và không có sáng kiến. Để có thể mang lại lợi ích cho công ty, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, họ cần những khối óc sáng tạo, có thể đưa ra nhiều kế hoạch khả thi hoặc đóng góp các ý tưởng tân tiến.
>> Tin liên quan : Thứ tự sắp xếp hồ sơ xin việc
Kỹ năng giao tiếp và tạo ảnh hưởng
Kỹ năng giao tiếp như thông tin liên lạc, đàm phán hợp tác, làm việc nhóm… cũng là yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Mỗi công ty đa quốc gia có một văn hóa riêng, bạn cần thích ứng với tập thể thông qua cách nói chuyện, giao tiếp hàng ngày. Dù là nhân viên hay quản lý, bạn cũng cần biết cách ứng xử để tạo ảnh hưởng với mọi người xung quanh, khiến ý kiến của bản thân thêm trọng lượng.
Trên đây là 3 kỹ năng gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Thay vì rèn luyện trong môi trường đại học, nhiều trường THPT hiện cũng đưa các kỹ năng mềm vào đào tạo sớm cho học sinh.
Hãy đặt mình vào vị trí của những người phỏng vấn thì bạn sẽ bật ra được mình sẽ muốn nghe, những gì thú vị, những điều cần được giải đáp và những dấu chấm hỏi nhỏ từ các ứng viên để có thể phản ứng lại những mong muốn.
Đừng vội vàng bộc lô hết những đặc điểm nổi bật của bản thân mà phải từ từ dành cho những lần kế tiếp, những vòng mới trên hành trình khám phá tài năng của nhà tuyển dụng.
Được nhớ đến trong một khoảng thời gian ngắn sẽ phải một cần nỗ lực rất lớn khi có hàng dài một danh sách người thất nghiệp đang chờ để được xướng tên trên “bảng vàng” trúng tuyển. Hãy tạo cho mình một ẩn số mà các đối thủ của bạn không có bằng cách cho các nhà tuyển dụng của bạn không có lựa chọn nào khác là phải nhớ đến bạn.
>> Có thể bạn quan tâm : Việc làm hè cho sinh viên