Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
HomeBlogDành Cho Nhà Tuyển DụngPhỏng Vấn Tuyển Dụng Là Gì? Hướng Dẫn Phỏng Vấn Tuyển Dụng...

Phỏng Vấn Tuyển Dụng Là Gì? Hướng Dẫn Phỏng Vấn Tuyển Dụng Nhân Sự Khách Sạn

Chúng tôi đã từng chia sẻ với các bạn Quy trình tuyển dụng nhân sự khách sạn và phỏng vấn tuyển dụng chỉ là một bước trong quy trình đó. Nhưng nó giữ vai trò quyết định đến chất lượng ứng viên, những người sẽ là đồng nghiệp của bạn sau này.

Phỏng vấn tuyển dụng là gì?
Phỏng vấn tuyển dụng là gì?

Phỏng Vấn Tuyển Dụng Là Gì?

Phỏng vấn tuyển dụng là hình thức hỏi đáp trực tiếp hoặc gián của nhà tuyển dụng đối với ứng viên. Thông qua các câu hỏi và câu trả lời nhà tuyển dụng lựa chọn được ứng viên phù hợp với vị trí công việc mà doanh nghiệp/ khách sạn đang có nhu cầu tuyển dụng. Phỏng vấn tuyển dụng khác với phỏng vấn xin việc, phỏng vấn tuyển dụng là tìm kiếm ứng viên còn phỏng vấn xin việc là tìm kiếm việc làm.

Hướng Dẫn Phỏng Vấn Tuyển Dụng Nhân Sự Khách Sạn

Mục đích của phỏng vấn tuyển dụng nhân sự khách sạn là hướng tới những trải nghiệm đích thực dành cho ngành dịch vụ khách sạn, một ngành nghề mà nụ cười là tiêu chí hàng đầu để khách hàng thấy họ được thấu hiểu và sẽ được phục vụ hơn cả những gì họ mong đợi.

Phỏng vấn là cơ hội để thêm hiểu hơn về một người nào đó: Cách họ giao tiếp, cách họ phản ứng với các tình huống sẽ gặp phải, cách họ đánh giá về khách sạn/phòng ban của bạn. Sử dụng hướng dẫn này cùng với mẫu câu hỏi phỏng vấn và hồ sơ nhân sự của khách sạn bạn (nếu có) để giúp mỗi ứng viên thể hiện liệu họ có phù hợp với thương hiệu và khách sạn của bạn hay không.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

  • Thống nhất với người phỏng vấn (ví dụ: giám đốc, trưởng bộ phận…) và những người phỏng vấn khác (ví dụ: người phụ trách trực tiếp vị trí phỏng vấn…). Các cuộc phỏng vấn sẽ hiệu quả hơn khi được thực hiện bởi nhiều người (vì sẽ có được ý kiến từ nhiều góc độ, quan điểm)
  • Đọc CV xin việc / sơ yếu lý lịch / thư xin việc của ứng viên.
  • Xem xét mô tả công việc (JD) và chuẩn bị các câu hỏi và chỉ số kỹ thuật.
  • Xem qua mẫu phỏng vấn và chọn các câu hỏi để hỏi.
  • Tải xuống và in bản mô tả công việc (JD), mẫu phỏng vấn và hồ sơ nhân sự khách sạn (có thể bao gồm cả sơ đồ tổ chức nhân sự).
Quá trình phỏng vấn
Quá trình phỏng vấn

Quá trình phỏng vấn

  • Chào mừng các ứng viên và dành 5 phút để giới thiệu, nói ngắn gọn về các bước phỏng vấn trong buổi hôm nay cũng như sau buổi phỏng vấn.
  • Dành 30 phút cho các câu hỏi phỏng vấn.
  • Dành lại 10 phút cuối để ứng viên đặt bất kỳ câu hỏi nào.
  • Yêu cầu ứng viên trả lời các câu hỏi bằng cách sử dụng một ví dụ để thể hiện những gì cá nhân họ đã làm sử dụng mô hình phỏng vấn STAR – S – Situation (Tình huống), T – Task (Nhiệm vụ) – A – Action (Hành động), R – Result (Kết quả).
  • Hỏi thêm những quan điểm của ứng viên về trải nghiệm dịch vụ khách sạn đích thực (1-2 câu)
  Chatbots là gì? Tại sao du khách muốn sử dụng chatbots trong kế hoạch du lịch
Sau buổi phỏng vấn
Sau buổi phỏng vấn

Sau buổi phỏng vấn

  • Hoàn thành phần ‘đánh giá’ của mẫu phỏng vấn.
  • Thông báo với ứng viên thành công và nộp ban giám đốc CV / sơ yếu lý lịch và mẫu phỏng vấn của họ.
  • Đưa ra phản hồi cho các ứng viên không thành công trong vòng 7 ngày, lưu CV/ sơ yếu lý lịch và các mẫu đơn phỏng vấn.
Đảm bảo cuộc phỏng vấn diễn ra công bằng và khách quan
Đảm bảo cuộc phỏng vấn diễn ra công bằng và khách quan

Đảm Bảo Cuộc Phỏng Vấn Diễn Ra Công Bằng Và Khách Quan

1. Cho phép ứng viên nói

Đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn.

2. Phỏng vấn từng người

Đừng cho rằng các thành viên của một nhóm nhất định có những đặc điểm giống nhau.

3. Đánh giá chính xác

Cố gắng không quá dễ dãi hoặc quá khắt khe, hoặc chỉ đánh giá ‘3/5’ (trung bình khá) để tránh đưa ra quyết định.

4. Nhìn toàn cảnh

Đừng để một hoặc hai đặc điểm tốt hoặc xấu ảnh hưởng đến đánh giá của bạn.

5. Giữ một tâm trí cởi mở

Cố gắng không đưa ra kết luận sớm. Và đừng dùng kinh nghiệm hoặc kiến ​​thức trong quá khứ của ứng viên ảnh hưởng đến đánh giá của bạn. (Hãy tập trung vào họ của hiện tại)

6. Sử dụng các chỉ số

Đánh giá từng ứng viên so với các chỉ số thay vì so với ứng viên trước đó.

7. Lắng nghe nhất quán

Cố gắng không tập trung quá nhiều vào những gì ứng viên thể hiện trước và sau buổi phỏng vấn.

8. Yêu thích

Cố gắng không đối xử ưu ái hơn với ứng viên nếu họ có nền tảng tương tự như bạn.

9. Đánh giá chung

Xếp hạng theo thứ tự về năng lực

10. Các giả định về hành vi

Đừng cho rằng ứng viên luôn cư xử như trong cuộc phỏng vấn, vì có thể họ đang lo lắng. Nhưng cũng đừng mặc định rằng họ thể hiện bên ngoài tốt hơn trong buổi phỏng vấn.

11. Sử dụng câu hỏi mở

Hãy để ứng viên nói trong phần lớn thời gian và sử dụng các câu hỏi mở và thăm dò để tìm hiểu thêm và sau đó làm rõ.

12. Ghi chú khách quan

Viết ra chi tiết các ví dụ mà ứng viên chia sẻ. Không ghi chú về các đánh giá của riêng bạn – Hãy giữ cho nó khách quan.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

HOT NHẤT 24 GIỜ QUA