Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
HomeChưa phân loạiKhối M thi những môn gì và gồm những ngành nào ?

Khối M thi những môn gì và gồm những ngành nào ?

Khối M thi những môn gì ? Khối M gồm những ngành nào và Trường Đại Học nào đang tuyển sinh và đào tại Khối M cho các bạn muốn theo học khối M

Khối M thi những môn nào?

Khối M là một trong những tổ hợp gồm các môn thi mà thí sinh sẽ thi và sử dụng để xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học có khoa Giáo dục mầm non, Giáo dục đặc biệt hay Giáo dục Tiểu học. Các môn thi khối M bao gồm Toán, Văn, Năng khiếu (đối với chuyên ngành GDMN) hoặc Toán, Anh, Năng Khiếu và Văn, Anh, Năng Khiếu (đối với chuyên ngành GDMN – Tiếng Anh). Khối M thể hiện ở những môn năng khiếu thích hợp cho bạn trẻ thích ca hát, đọc hay kể chuyện diễn cảm…Tùy theo từng trường khác nhau mà các nội dung được thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu đưa ra. Tuy nhiên, phần thi hát và kể chuyện là bắt buộc với hầu hết các trường tuyển sinh Khối M.

Khối M gồm những ngành nào?

Khối M ở hầu hết các trường ĐH, CĐ trên cả nước tuyển sinh ngành Giáo dục mầm non là chủ yếu. Ngoài ra, một số trường có tuyển sinh ngành giáo dục tiểu học và giáo dục đặc biệt:
– Ngành Giáo dục Mầm non
– Ngành Giáo dục Tiểu học
– Ngành Giáo dục Đặc biệt ( Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương )
Dữ liệu tuyển sinh được tổng hợp từ các năm trước. Có bất kỳ Thay đổi hay cập nhật mới chúng tôi sẽ gửi bạn đọc ngay khi có báo cáo!

>> Tin liên quan : công ty nguồn nhân lực siêu việt

Những trường tuyển sinh Khối M bao gồm:

1. Đại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên
2. Đại Học Sài Gòn
3. Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội
4. Đại Học Tây Nguyên
5. Đại học Tân Trào
6. Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng
7. Cao Đẳng Sư Phạm Lào Cai
8. Đại Học Quảng Bình
9. Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương
10. Đại Học Vinh
11. Đại Học Sư Phạm Hà Nội
12. Cao Đẳng Sư Phạm Kon Tum
13. Đại Học Hùng Vương
14. Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương TPHCM
15. Cao Đẳng Sư Phạm TW Nha Trang
16. Cao Đẳng Sư Phạm Hà Tây
17. Cao Đẳng Sơn La
18. Đại Học Phạm Văn Đồng
19. Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế
20. Cao Đẳng Sư Phạm Điện Biên
21. Cao Đẳng Sư Phạm Bà Rịa – Vũng Tàu
22. Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
23. Cao Đẳng Sư Phạm Tây Ninh
24. Đại Học Trà Vinh
25. Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế
26. Đại Học Tiền Giang
27. Đại Học Quảng Nam
28. Đại Học Sư Phạm TPHCM
29. Cao Đẳng Sư Phạm Yên Bái
Ngoài ra, còn rất nhiều Trường đại học, cao đẳng tuyển sinh khối M xét điểm thấp nữa mà chúng tôi ko tiện cập nhật cho các em và bạn đọc. Trên đây là 29 trường xét tuyển khối M có mức điểm chuẩn từ đủ 15 điểm trở lên (Xếp từ cao đến thấp)

Ôn thi khối M như thế nào?


Các bạn học sinh đang chuẩn bị dự thi khối M cần tập trung vào những môn năng khiếu ca hát của mình. Rèn luyền cho mình sự tự tin trước đám đông.

Cách thức làm hồ sơ, thi, xét tuyển vào những trường ĐH, CĐ tuyển sinh khối M

Từ năm 2015, điểm thi tốt nghiệp sẽ được sử dụng để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ mà các bạn mong muốn. Chính vì vậy mà hình thức đăng kí thi năng khiếu cũng sẽ khác so với cách thức truyền thống của những năm trước. Việc các bạn cần làm để có thể được tham gia thi và xét tuyển sẽ diễn ra theo các bước sau:

Đăng kí thi năng khiếu khối M:

Thời gian vào khoảng tháng 4 mọi năm, các trường tổ chức thi năng khiếu sẽ đưa ra mẫu đăng kí thi năng khiếu trên website chính thức của trường. Theo đó, các thí sinh sẽ tải mẫu đơn về làm và điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn. Sau khi làm xong phiếu, thí sinh cần phải đem nộp đến trường mình muốn thi theo địa chỉ bằng các cách như nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh… Và đừng quên kèm theo lệ phí thi năng khiếu.
Cập nhật thông tin về số báo danh, phòng thi, ngày làm thủ tục và ngày thi trên website của từng trường.

Thi năng khiếu:

Đối với hình thức thi mới, việc thi năng khiếu sẽ diễn ra sau khi các bạn đã thi xong kì thi tốt nghiệp THPT khoảng 10 ngày (tùy từng trường). Thí sinh KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG CHUNG KẾT QUẢ THI NĂNG KHIẾU tuy nhiên ĐƯỢC THI NĂNG KHIẾU Ở NHIỀU TRƯỜNG KHÁC NHAU.
Thí sinh sẽ đến phòng thi năng khiếu như đã thông báo trước, sau đó chờ đến lượt thi và gọi vào phòng thi. Thời gian thi có thể là vào 1 buổi trong ngày, hoặc 2 ngày khác nhau.

Xét tuyển khối M:

Sau khi thi năng khiếu khoảng 1 tuần, các thí sinh được thông báo điểm thi tốt nghiệp THPT. Sau đó 1 tuần nữa (tức là 2 tuần) điểm thi năng khiếu sẽ được công bố. Các bạn làm hồ sơ, lấy điểm thi tốt nghiệp và điểm thi năng khiếu để đem đến nộp tại trường mà các bạn muốn xét tuyển vào và việc còn lại là theo dõi danh sách xếp hạng điểm trên website của trường hàng ngày.
Chú ý đến chỉ tiêu của từng trường kết hợp với số thứ tự xét tuyển của mình trên bảng điểm để có những quyết định phù hợp như nên để hồ sơ đó hay rút ra và nộp vào trường khác.

Chương trình học của chuyên ngành khối M

Sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về chuyên ngành Giáo dục Mầm non cũng như biết được mình sẽ phải học gì sau khi đỗ vào các trường mong muốn. Nhiều ý kiến cho rằng học Mầm non chỉ cần học múa và hát, nhưng đó là ý kiến hoàn toàn sai lầm. Hãy đọc những thông tin dưới đây, bạn sẽ biết mình được học những gì?

Chương trình Cao Đẳng và Đại học có khác nhau đôi chút, tuy nhiên có một số môn các bạn bắt buộc phải hoàn thành và nó giống nhau ở tất cả các trường như:

Các môn chung: Triết, tâm lý học, giáo dục học, Tiếng Anh, thể dục…
Các môn cơ sở: Sinh lý học trẻ em, tâm lý học trẻ em, Tiếng Việt và TV thực hành, con người và môi trường, âm nhạc, mỹ thuật….
Các môn chuyên ngành: Phương pháp tạo hình, phương pháp giáo dục thể chất, phương pháp cho trẻ làm quen với Toán, phương pháp cho trẻ làm quen với Môi trường xung quanh, phương pháp phát triển ngôn ngữ….
Kiến tâp, thực tập.
Đừng lo vì tại sao lại phải học nhiều môn với nhiều lĩnh vực khác nhau đến thế, các bạn sẽ nắm được rất nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho công việc của mình sau này cũng như giúp ích cho cuộc sống hàng ngày với kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Và hãy từ bỏ quan điểm sẽ chỉ học hát và múa nếu nó còn tồn tại trong đầu của bạn.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên khối M

Sau khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm với các vị trí khác nhau như:

Giáo viên mầm non tại các trường công lập, tư thục và các trường mầm non có yếu tố nước ngoài.
– Quản lý tại các trường mầm non.
– Giảng viên tại một số trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trên cả nước.
– Làm việc tại các phòng, Sở giáo dục.
– Làm việc tại các cơ quan chuyên biệt như trung tâm nghiên cứu GDMN – Viện KHGD hoặc Vụ Giáo dục mầm non.

Thế giới nghề nghiệp hi vọng bài viết Khối M thi những môn gì và gồm những ngành nào sẽ giúp các bạn học sinh có một cái nhìn đúng các về khối M mà các bạn chuẩn bị thi vào.

>> Có thể bạn quan tâm : các nghề làm tại nhà

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

HOT NHẤT 24 GIỜ QUA